11 ĐIỀU CÁC CẶP ĐÔI “PHẢI THỐNG NHẤT” TRƯỚC KHI CƯỚI
Loading
Tiệc cưới

11 ĐIỀU CÁC CẶP ĐÔI “PHẢI THỐNG NHẤT” TRƯỚC KHI CƯỚI

08/06/2020

Hôn nhân là chuyện cả đời, cũng không giống như yêu đương mơ mộng màu hồng mà sẽ có những ràng buộc vô hình nên các cặp đôi nên trò chuyện, trao đổi và thống nhất để hiểu về nhau cũng như những quan điểm trong cuộc sống của nhau thật rõ ràng rồi hãy đưa ra quyết định kết hôn nhé.

Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Minh Hòa (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP HCM), tỷ lệ ly hôn/kết hôn ở Việt Nam là 31,4%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn.

Mỗi người phụ nữ đã bước vào hôn nhân đều gặp phải những vấn đề khác nhau: Con cái, tiền bạc, “con giáp thứ 13”, mẹ chồng và gia đình chồng, chuyện nhà cửa, và nhiều vấn đề khác nữa. Từ những lý do rất vụn vặt nhưng người phụ nữ nếu xử lý không khéo thì sẽ rất dễ “đường ai nấy đi”.

1. Quản lí tiền bạc và chịu trách nhiệm chi phí trong gia đình

Nhiều gia đình lựa chọn phương án sử dụng quỹ chung, tức là lương của 2 vợ chồng sẽ đồ về cùng một tài khoản và cả 2 đều có trách nhiệm lo toan cho các chi phí trong gia đình. Ưu điểm của việc này là không phải tị nạnh và chia chác tủn mủn, nhưng khuyết điểm là hơi mất tự do. Còn nếu 1 trong 2 cảm thấy mình không có khả năng giữ tiền và không thể quán xuyến được việc trong gia đình, thì nên để vợ/ chồng mình giữ tiền sẽ tốt hơn, chỉ cần luôn tôn trọng ý kiến của nhau trong vấn đề chi tiêu là được.  Ví dụ từ việc đi chụp ảnh cưới ở đâu? chi phí thế nào? 2 bạn cũng phải trao đổi kỹ với nhau.

2. Sinh con và nuôi dạy con cái

Trước khi tiến đến hôn nhân, hai bạn cần phải thống nhất với nhau về việc sinh con và nuôi dạy con cái. Hai bạn sẽ có với nhau bao nhiêu con, khi nào có con là phù hợp với công việc của cả hai, gia đình người chồng có tư tưởng trọng nam khinh nữ không, v..vv. Thêm nữa, tốt hơn hết là cả hai nên thống nhất phương pháp giáo dục con cái để cùng nhau cố gắng trau dồi kiến thức, làm tư tưởng trước với bố mẹ hai bên để ông bà hiểu và tôn trọng phương pháp giáo dục của hai vợ chồng.

3. Sống chung, sống riêng

Việc sống chung với gia đình chồng hay sống riêng là việc cực kì quan trọng nên nhất định trước khi kết hôn hai vợ chồng phải thống nhất rõ ràng. Nhiều cặp không sống được với nhau cũng vì mâu thuẫn với nhà chồng trong quá trình chung sống chung, đặc biệt nếu sống chung 1 đại gia đình có cả anh chị em chồng thì lại càng dễ nảy sinh mâu thuẫn hơn. Nên các bạn trẻ phải luôn cân nhắc vấn đề này để giữ gìn mối quan hệ tốt với gia đình.

4. Trách nhiệm với hai bên nội ngoại

Cả hai vợ chồng cũng cần thống nhất xem mỗi tháng trích bao nhiêu phần trăm tiền lương để chăm lo cho bố mẹ, ông bà, anh chị em nội ngoại. Bởi dạo gần đây nổi lên nhiều trường hợp trách nhiệm hai bên nội ngoại không được công bằng, người vợ dùng tiền chăm sóc cho bên ngoại thì bị nhà chồng chỉ trích. Thực ra những vấn đề như vậy cần phải được thống nhất rõ ràng và chia sẻ khéo với bố mẹ hai bên để tránh trường hợp bức xúc và tranh cãi về sau.

5. Người đưa ra quyết định

Đối với xã hội hiện đại như ngày nay thì hầu như chỉ còn rất ít các gia đình mà người phụ nữ phải nghe theo hoàn toàn quyết định của người đàn ông. Mà thay vào đó, các gia đình trẻ bây giờ trước khi mua những món đồ có giá trị lớn hay quyết định đầu tư gì đều sẽ thống nhất ý kiến của nhau.

6. Kế hoạch cho thời gian rảnh

Tuỳ vào mỗi gia đình mà dịp Tết hoặc ngày lễ hai vợ chồng sẽ về thăm bên ngoại, bên nội, hay đi du lịch. Tuỳ vào văn hoá của mỗi nhà mà các bạn nên thoả thuận sao cho hợp tình hợp lí, không gây khó xử và vợ hoặc chồng của mình. Khác với quan niệm xưa là “gái theo chồng”, người vợ sau khi kết hôn thì phải luôn ưu tiên việc nhà chồng, gia đình hiện đại thì người đàn ông phải thấu hiểu và quan tâm đến mong muốn của vợ. Có như vậy hai vợ chồng mới sống với nhau vui vẻ được.

7. Vấn đề tôn giáo

Vấn đề tôn giáo là một vấn đề khá nhạy cảm, và nếu hai vợ chồng không thể thống nhất với nhau thì sẽ rất khó đi đến kết hôn. Chồng sẽ theo đạo vợ hay ngược lại hay đạo ai nấy giữ? Đa số các gia đình Công Giáo hoặc Phật Giáo sùng đạo sẽ bắt người kia theo đạo của mình, bạn đã sẵn sàng cho việc này chưa?

8. Sự nghiệp của ai sẽ được ưu tiên hơn

Các bạn phải thống nhất với nhau về tương lai phát triển sự nghiệp của cả hai. Sau khi kết hôn cả hai vợ chồng đều đi làm hay một người sẽ ở nhà nội trợ. Sự nghiệp của ai sẽ được ưu tiên hơn hay cả hai cùng phát triển sự nghiệp. Nếu một trong hai đi công tác dài ngày thì người còn lại có thể dành thời gian đưa đón và chăm lo cho con cái chu đáo không.

9. Chia sẻ công việc nhà

Các nàng nên trao đổi thật kỹ về việc ai sẽ là người nấu ăn, làm việc nhà, chăm con vì nó sẽ diễn ra hằng ngày, nếu bản thân không hài lòng thì sẽ ức chế, tủi thân và dễ dẫn đến cãi nhau. Thực ra các bạn nam bây giờ rất ga lăng và thấu hiểu cho phụ nữ nên rất nhiều bạn sẵn sàng chia sẻ công việc nhà với vợ mình. Nếu vợ nấu cơm thì chồng rửa bát, vợ lau nhà thì chồng giặt đồ. Việc chia sẻ công việc nhà như vậy sẽ giúp cả hai có thời gian bên cạnh nhau và hiểu về nhau hơn.

10. Quan điểm về vật chất trong cuộc sống hôn nhân

Mỗi người có một định nghĩa và mong muốn khác nhau về thành công, nên phải chia sẻ mong muốn ngay từ đầu. Sẽ thật là bất hạnh nếu lấy phải một ông chồng lúc nào cũng lo kiếm tiền như thiêu thân, còn một bà vợ chỉ mơ ước được sống nhàn rỗi ăn rau ăn cháo qua ngày. Nếu cả hai vợ chồng nói về mục tiêu tương lai của nhau kể cả trong công việc cũng như trong cuộc sống thì có thể đồng cảm và chia sẻ với nhau nhiều hơn.

11. Các mối quan hệ khác ngoài hôn nhân

Vấn đề này có lẽ không quá xa lạ nhưng lại là nguyên nhân thường dẫn đến cãi nhau của các cặp vợ chồng. Người vợ có thể chấp nhận chồng đi nhậu hay đi chơi với bạn bè, đối tác đến tận khuya không? Nếu có thì bao nhiêu lần 1 tuần là chấp nhận được? Chồng/vợ có thể có bạn bè là người khác phái không? Nên đối xử với người yêu cũ như thế nào? Vợ có được thoải mái đi chơi với bạn bè không? Hầu như các bạn nữ bây giờ đều không thích cuộc sống tù túng, sau kết hôn chỉ có ở nhà chăm sóc gia đình mà không được gặp gỡ bạn bè. Thực ra để cả hai có thể luôn vui vẻ bên nhau thì cũng nên giành cho nhau những không gian riêng, những mối quan hệ riêng, miễn là những mối quan hệ đó trong sáng, không ảnh hưởng đến tình cảm gia đình là được.

Chia sẻ ngay

Bắt đầu chuẩn bị cho buổi tiệc đạt chất lượng, hiệu quả nhất của bạn
Vui lòng nhập Họ và Tên
Vui lòng nhập Điện thoại
Email không đúng định dạng