Những điều kiêng kị trong lễ cưới
Loading
Góc chia sẻ

Những điều kiêng kị trong lễ cưới

03/04/2024

“Có kiêng có lành” luôn là quan niệm của ông bà xưa đối với các sự kiện quan trọng như cưới hỏi. Các cặp đôi trước ngày hôn lễ cần nên tìm hiểu về những điều kiêng kỵ trong lễ cưới để có sự chuẩn bị tốt hơn, tránh gặp phải những điều kém may mắn làm ảnh hưởng đến ngày vui của mình cũng như có thể sống hạnh phúc, may mắn về sau. 

Top 10 những điều kiêng kỵ trong lễ cưới


1. Bàn thờ gia tiên không được để sơ sài.


Bàn thờ gia tiên là nơi thể hiện lòng kính trọng, tri ân và tôn vinh các tổ tiên của gia đình. Thường được đặt ở vị trí trung tâm của phòng hỏi, bàn thờ gia tiên không chỉ là nơi cầu nguyện cho sự hạnh phúc và may mắn cho đôi uyên ương mà còn là để nhớ đến những người đã ra đi. Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ kính trọng và học hỏi từ truyền thống của gia đình. Vì vậy, nếu để bàn thờ gia tiên sơ sài sẽ thể hiện sự thiếu kính trọng ông bà tổ tiên. Dù là một ngày hạnh phúc của đôi bạn nhưng việc tổ chức bàn thờ gia tiên cũng đòi hỏi sự tôn trọng và sự linh thiêng. Hãy lắng nghe và tuân thủ theo phong tục truyền thống của gia đình để đảm bảo sự trang nghiêm và thành kính. Gia đình hai bên cần dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ, bày biện các món lễ vật trang trọng, chu đáo nhé.


2. Chọn ngày xấu, kiêng kị.


Trong văn hóa Việt Nam, kiêng chọn giờ xấu để tổ chức tiệc cưới là một phần quan trọng của việc chuẩn bị cho ngày hạnh phúc của đôi uyên ương. Việc chọn giờ tổ chức tiệc cưới không chỉ là việc chọn lựa ngẫu nhiên mà còn là điều được xem xét một cách cẩn thận để đảm bảo sự may mắn và hạnh phúc cho đôi uyên ương. Vì thế, hãy cẩn trọng nhờ người lớn tuổi, các thầy phong thủy có kinh nghiệm chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ gia tiên. Đặc biệt kiêng kỵ cưới vào năm Kim Lâu tức là năm mà cô dâu có số tuổi với đuôi là 1, 3, 6, 8 để tránh những rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi sau này.

 


3. Kiêng kỵ người có tang, đàn bà có bầu đến tham dự lễ gia tiên.


Người có tang hoặc có bầu sẽ kiêng kị không nên tham dự lễ gia tiên vì theo ông bà xưa, đây là điều không may mắn. Tuy nhiên, các vị khách này vẫn có thể tham dự lễ cưới tại nhà hàng. 


4. Không tổ chức đám cưới khi nhà có tang.


Trong thời gian nhà đang có tang – hiện nay là để tang 2 năm thì gia đình không nên tổ chức tiệc cưới hỏi. Vì đây là giai đoạn tang thương, bày tỏ sự kính trọng linh thiêng đến những người đã khuất. Nếu tổ chức tiệc cưới hỏi linh đình sẽ xem như là một điều bất kí với ông bà cha mẹ. 


5. Không làm vỡ đổ vì mang ý nghĩa xui rủi


Chuyện đổ vỡ là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly… nên trong quan niệm truyền thống của người Việt, hôn lễ cần được chuẩn bị chu đáo, mọi việc nên cẩn thận từ tốn để không trót gây rơi rớt, vỡ bể sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của cặp đôi. 


6. Không cưới hoặc gả cùng lúc trong một năm.


Những điều kiêng kỵ trong lễ cưới mà ít người biết chính là trong một gia đình nên hạn chế việc cưới cùng lúc hoặc gả cùng lúc. Nếu nhà có 1 trai lấy vợ thì có thể gả 1 người con gái đi nhưng sẽ không nên cùng gả hoặc cùng cưới trong một năm. 

 


7. Không tự ý để người lạ vào phòng tân hôn và ngồi lên giường tân hôn.


Phòng tân hôn là nơi quan trọng để hai vợ chồng bắt đầu một cuộc sống mới, mang ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, chỉ những người phụ nữ hạnh phúc, có cuộc sống hôn nhân viên mãn mới được trải ga giường, gối cho tân lang tân nương. Những người lạ hoặc phụ nữ góa chồng, người có thai, người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang… sẽ không nên vào phòng tân hôn.


8. Không dùng kéo để cắt trầu cau.


Chàng rể mang mâm trầu cau đến xin được rước nàng về nhà là một hình ảnh vô cùng quen thuộc trong nhiều đám cưới Việt. Trầu cau chính là sự đại diện cho sợi dây kết duyên bền chặt của đôi uyên ương, chú rể dùng kéo cắt trầu cau được coi là điều cấm kỵ trong ngày cưới đấy nàng nhé! Để tránh sự chia cắt, ly tán trong hôn nhân sau này, chú rể phải dùng tay để xé cau trong mâm quả mới được coi là hợp lễ nghi. 


9. Kiêng kỵ cô dâu xuất hiện trước khi chú rể vào đón.

 

Theo tục lệ xưa, nàng dâu xuất hiện trước mặt mẹ chồng cũng như họ nhà trai, trước khi được chú rể đón là điều cấm kỵ trong ngày cưới. Ở một số vùng cô dâu còn phải được mẹ cầm tay trao cho chàng rể mới là đúng phong tục tập quán nhé. 

 

 

10. Kiêng kỵ đeo nhẫn cưới trước khi làm lễ gia tiên.


Một trong những điều kiêng kỵ trong lễ cưới mà các cặp đôi trẻ thường phạm phải là đeo nhẫn cưới trước khi làm lễ. Theo truyền thống, nhẫn cưới chỉ được đeo khi cử hành hôn lễ, nếu không sẽ phạm vào điều cấm kỵ trong ngày cưới, hạnh phúc vợ chồng sẽ không bền lâu dễ dẫn đến lục đục sau này. Bởi người xưa cho rằng, cô dâu chú rể trao cho nhau chiếc nhẫn cưới trong giây phút linh thiêng của lễ gia tiên, với sự chứng giám và chúc phúc của ông bà cùng họ hàng hai bên. Thực ra, hai bạn có thể chọn cho mình nhẫn đính hôn để đeo trước ở ngón tay giữa nhé. Còn nhẫn cưới thì sẽ đeo trong ngày cử hành lễ gia tiên.

 


Trên đây là top 10 những điều kiêng kỵ trong lễ cưới quan trọng nhất mà Vạn Lộc Phát Palace chia sẻ đến các cặp đôi trước ngày trọng đại của mình. Chúc cho các bạn sẽ gặp được nhiều may mắn, hạnh phúc và có những khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày chung đôi hoàn hảo của mình nhé. 
 

Chia sẻ ngay

Bắt đầu chuẩn bị cho buổi tiệc đạt chất lượng, hiệu quả nhất của bạn
Vui lòng nhập Họ và Tên
Vui lòng nhập Điện thoại
Email không đúng định dạng